PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quỵ cao nhất, với khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm. Đây là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây tử vong tại Việt Nam.
Trong số người sống sót sau đột quỵ, tỷ lệ bị khuyết tật do đột quỵ ở mức cao. Những năm gần đây, nhờ công tác truyền thông nên số người bị đột quỵ đến viện sớm đạt khoảng 20%. Tuy nhiên, con số này vẫn là rất thấp so với thế giới.
6 điều cần làm với bệnh nhân bị đột quỵ
Theo PGS Tôn, đột quỵ não có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. Vì vậy, điều quan trọng khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ là cần hành động nhanh để kịp đến viện trong giờ vàng. Sau đây là những việc cần thực hiện ngay:
– Gọi xe cứu thương
Gọi 115 là lựa chọn thông minh nhất khi người thân của bạn bị đột quỵ. Xe cấp cứu 115 sẽ đưa người thân của bạn đến địa điểm có thể thực hiện kỹ thuật cấp cứu bệnh nhân đột quỵ chuẩn nhất và nhanh nhất.
Thêm vào đó, nhân viên y tế của 115 cũng được trang bị kiến thức y tế để xử lý các tình huống khẩn cấp khác nhauFrom: web game casino. Họ có thể hỗ trợ cứu sống bệnh nhân trên đường đến bệnh viện và có khả năng làm giảm các tác động của đột quỵ não.
– Phải nói đột quỵ não với cấp cứu 115
Khi bạn gọi 115 và yêu cầu trợ giúp, hãy thông báo cho người điều hành rằng bạn nghi ngờ bệnh nhân bị đột quỵ não. Nhân viên cấp cứu 115 sẽ chuẩn bị phương tiện y tế phù hợp và chọn bệnh viện chuyên điều trị đột quỵ não trước khi họ chuyển bệnh nhân.
– Phải theo dõi các triệu chứng và hỏi chuyện người bệnh
Người thân của bạn có thể không giao tiếp được tại bệnh viện. Vì vậy, trong khi chờ xe cứu thương đến hãy hỏi người bệnh càng nhiều thông tin càng tốt.
Hỏi về tất cả các loại thuốc mà người bệnh đang dùng, tình trạng sức khỏe, có dị ứng gì không? Ghi lại tất cả các triệu chứng bao gồm thời điểm đột quỵ, tiền sử bệnh tật của người bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim, ngừng thở khi ngủ, tiểu đường… Những thông tin này rất hữu ích khi bác sĩ khai thác bệnh sử.
– Hãy khuyến khích người bệnh nằm xuống
Nếu người bệnh đang ngồi hoặc đứng, hãy khuyến khích họ nằm nghiêng với tư thế đầu cao. Để giữ cho người bệnh thoải mái, hãy nới lỏng quần áo của họ. Tư thế này giúp tăng cường lưu lượng máu đến não. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngã thì không cố di chuyển họ.
– Thực hiện hồi sinh tim phổi (CPR)
Một số người bệnh có thể bất tỉnh trong cơn đột quỵ não. Nếu điều này xảy, hãy đánh giá tình trạng hô hấp của họ, xem họ có còn thở không. Nếu bạn không thể bắt được mạch, hãy bắt đầu thực hiện hồi sinh tim phổi…From: web game casino
– Phải bình tĩnh
Cố gắng giữ bình tĩnh trong suốt quá trình chờcứu thương 115 đến.
3 điều không nên làm
PGS Tôn cũng khuyến cáo những điều không nên làm đối với bệnh nhân đột quỵ não gồm:
– Không được cho người bệnh uống thuốc
Mặc dù aspirin là chất làm loãng máu, tuy nhiên không được cho người bệnh uống aspirin hay bất kỳ một loại thuốc nào khác. Cục máu đông chỉ là một trong vô số nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não.
Đột quỵ não cũng có thể do một mạch máu vỡ trong não gây ra. Vì vậy, khi không biết người thân bị mắc loại đột quỵ nào thì tuyệt đối không cho họ uống bất kỳ loại thuốc nào. Đã có nhiều sự cố vô cùng đáng tiếc khi người thân cho bệnh nhân uống an cung…
– Không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì
Tránh đưa thức ăn hoặc nước uống cho người bị đột quỵ não. Bệnh nhân đột quỵ não thường không tỉnh táo và có thể có rối loạn nuốt. Do đó, cho người bệnh ăn hoặc uống có thể dẫn đến tình trạng nghẹn, gây sặc dẫn đến suy hô hấp và hệ quả là viêm phổi.
– Không cho người bệnh tự đi xe đến bệnh viện
Các triệu chứng đột quỵ não rất khó để nhận biết ngay từ đầu. Người bệnh có thể nhận ra có gì đó không ổn, nhưng không nghi ngờ đột quỵ não. Nếu bạn phán đoán người bệnh đang bị đột quỵ não thì tuyệt đối không để người bệnh tự đi xe đến viện mà hãy gọi 115 và chờ sự giúp đỡ.
Làm thế nào để phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm?
Những dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất của đột quỵ gồm:
– Khuôn mặt bị mất cân đối, yếu liệt mặt, hãy yêu cầu người đó cười và quan sát.
– Tay yếu hoặc tê (nếu bạn yêu cầu họ nhấc cả hai tay lên, một tay sẽ hạ xuống thấp hơn tay kia).
– Các vấn đề về giọng nói như nói ngọng hoặc khó lặp lại một câu.
Tuy nhiên, có một số triệu chứng khác có thể xảy ra mà bạn cũng nên chú ý:
– Đau đầu đột ngột và dữ dội.
– Chóng mặt đột ngột, mất thăng bằng hoặc phối hợp.
– Mất thị lực hoặc thay đổi thị lực ở một hoặc cả hai mắt, điều này thường xảy ra đột ngột.
– Cảm thấy bối rối hoặc gặp khó khăn trong việc hiểu những điều thường dễ dàng đối với bạn
– Tê hoặc yếu ở một bên cơ thể (hoặc ở một cánh tay hoặc chân).
Bạn có nhiều khả năng bị đột quỵ nếu:
– Bị thừa cân, béo phì.
– Hút thuốc.
– Uống nhiều rượu.
– Bị cholesterol cao.
– Bị huyết áp cao.
– Mắc một số bệnh như tiểu đường hoặc rung nhĩ.
Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và tận hưởng lối sống lành mạnh có thể giúp giảm thiểu nhiều yếu tố rủi ro này. Kiểm tra huyết áp, mức cholesterol và các yếu tố khác có thể cho bạn biết liệu bạn có nhiều khả năng hình thành cục máu đông có thể gây đột quỵ hay không.