ThS.BS Tạ Thị Hà Phương, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, bệnh nhân đến viện ngày 16/4, ở ngày thứ 4 sau tiêm filler vùng mũi, má tại một cơ sở spa của người quen.
Theo bệnh nhân chia sẻ, sau tiêm filler khoảng 1 giờ, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đau vùng tiêm kèm dấu hiệu thiểu dưỡng xung quanh vùng cánh mũi, sống mũi, lan ra quanh miệng bên trái và một phần vùng trán.
Nữ bệnh nhân cũng được spa tiêm thuốc tan filler, nhưng tình trạng này không được cải thiện mà còn xuất hiện thêm mụn nước xung quanh vị trí tiêm.
Ở ngày thứ 4 sau tiêm filler, bệnh nhân đến viện khi các biểu hiện nặng lên, được chẩn đoán biến chứng tắc mạch sau tiêm filler do kỹ thuật tiêm không đúng kỹ thuật bởi người không có chuyên môn.
Bệnh nhân đã được điều trị kháng sinh, chăm sóc tại chỗ và tiếp tục theo dõi di chứng. BS Phương đánh giá, bệnh nhân vẫn còn may mắn, trước đó Bệnh viện từng tiếp nhận nhiều ca tiêm filler vùng mũi gây tắc mạch dẫn đến mù mắt.
Theo BS Phương, filler là một biện pháp thẩm mỹ nội khoa được thế giới công nhận, giúp làm đầy khiếm khuyết trên khuôn mặt như trũng mắt, trũng lệ, hõm thái dương, cằm ngắn, cằm lẹm… để gương mặt đầy đặn, tròn trịa hơn.
Ngoài ra, phương pháp này giúp chị em phụ nữ vào tuổi lão hóa điều trị da mặt nhăn, làm da căng bóng.
Tuy nhiên, tiêm filler là một kỹ thuật cần phải thực hiện tại các cơ sở được cấp phép, nhằm đảm bảo an toàn. Việc tiêm filler ở các cơ sở “chui” với kỹ thuật viên không được đào tạo bài bản, thậm chí không có kiến thức về y học dẫn đến làm tăng nguy cơ biến chứng tắc mạch, nhiễm trùng. Không ít bệnh nhân thậm chí bị mù mắt sau khi tiêm filler vùng mặt.
“Biến chứng do kỹ thuật tiêm nghiêm trọng nhất có thể gặp phải là tiêm vào mạch máu. Bên cạnh đó, filler có thể không đảm bảo, không rõ nguồn gốc xuất xứFrom: web game casino. Vì vậy, chị em cần lựa chọn cơ sở làm đẹp uy tín, an toàn, được cấp phép thực hiện thủ thuật này”, BS Phương khuyến cáo.