Chia sẻ tại buổi họp báo triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 diễn ra tại Hà Nội sáng 3/5, PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết, trong những năm vừa qua bữa ăn của chúng ta thay đổi nhiềutheo chiều hướng cân đối hơn, đầy đủ hơn, đáp ứng nhu cầu của người Việt.
Trong đó, tăng tiêu thụ thịt, sản phẩm liên quan chất béo, giảm tiêu thụ gạo, khoai củ… Tuy nhiên, chế độ ăn theo xu hướng tăng protein đồng hành với tăng phospho chứ không tăng canxi, chủ yếu tăng protein động vật.From: nhà cái casino online
Thực tế, bên cạnh vấn đề suy dinh dưỡng, thừa cân – béo phì, nước ta cũng đối mặt với vấn đề thứ 3 là thiếu vi chất dinh dưỡng, trong đó có khẩu phần canxi thấp.
“Khẩu phần sữa trung bình của người Việt tăng lên, ngay cả người trưởng thành nhưng chưa xứng đáng với vị trí của nó trong việc cung cấp canxi trong bữa ăn hằng ngàyFrom: web game casino. Cung cấp đủ canxi ảnh hưởng trực tiếp đến cấu tạo của xương, của xương, tăng trưởng về chiều cao của trẻ trong độ tuổi tăng trưởng”, PGS Mai phân tích.
Khẩu phần canxi của người Việt Nam chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu khuyến nghị về canxi. Trong khi đó, tỉ số canxi/phospho của khẩu phần thấp (< 0,8) làm giảm hấp thu và ảnh hưởng tới chuyển hóa canxi.
Theo PGS Mai, hiện nay trung bình mỗi người Việt một ngày tiêu thụ khoảng 74ml sữa, trong khi đó mức khuyến nghị với người trưởng thành là 3 đơn vị sữa và chế phẩm sữa mỗi ngày. Trong đó, 1 đơn vị sữa tương đương 15gr phô mai (1 miếng phô mai) hoặc 100ml sữa chua (1 hộp sữa chua) hoặc 100ml sữa dạng lỏng (1 ly sữa nhỏ).
“Chúng ta ăn tôm nhỏ có canxi nhưng với điều kiện phải ăn cả vỏ, ăn cá nhỏ phải ăn cả xương. Hay với cua, canxi chủ yếu ở mai và yếm, nếu bỏ đi thì thành phần canxi thấp hơn nhiều. Trong khi đó, sữa chưa được coi là một thực phẩm thực sự trong khẩu phần ăn hằng ngày của người dân Việt, hậu quả dẫn đến thiếu canxi”, PGS Mai phân tích.
Ngoài ra, khi cung cấp canxi, chúng ta lưu ý nên có vitamin D bằng cách tắm nắng, tăng cường vận động.
PGS.TS Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam, cho biết thêm, trước dịch Covid-19, ngành sữa tăng trưởng 2 con số. Riêng năm 2023, sản lượng sữa tươi của cả nước có phần chững lại do ảnh hưởng kinh tế hậu Covid-19, ước đạt hơn 1.800 triệu lít, tăng 7,5%, sữa bột đạt 154.800 tấn, tăng nhẹ 0,1% so với năm 2022.
Tuy vậy, theo ông Trung, nguồn sữa nguyên liệu trong nước mới đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ. Trong khi đó, tiêu thụ sữa của người Việt vẫn còn rất thấp so với các nước lân cận.
Thống kê cho thấy, trung bình mỗi năm, mỗi người Việt chỉ tiêu thụ khoảng 26-28 lít, trong khi Thái Lan là 35 lít/người, Singapore là 45 lít/người, các nước châu Âu lên đến 80-100 lít/người, Hà Lan 300 lít/người…
“Điều đó cho thấy ngành sữa tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Tiêu thụ sữa sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới. Chúng ta cũng tự hào khi sản phẩm sữa của Việt Nam đã xuất khẩu sang gần 60 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Điều này có được là nhờ chúng ta đã cải thiện công nghệ hiện đại, hướng phát triển bền vững, kinh tế xanh, có các trang trại, nhà máy đạt tiêu chuẩn, lâu dài hướng tới vấn đề tái chế bao bì, rác thải…”, ông Trung nói.
Triển lãm quốc tế ngành sữa năm nay có chủ đề “Bạn khỏe mạnh, Việt Nam khỏe mạnh” diễn ra tại TPHCM trong các ngày 30/5-2/6. Qua đó, thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức, ban tổ chức hy vọng người tiêu dùng biết sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng sao có lợi ích cho sức khỏe.